Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

NGUYỄN QUANG HUỲNH






   DẤU CHÂN LỊCH SỬ
                                        THƠ









NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Hà Nội, 2010





Phiên âm:

Việt nam thời đại


Khai quốc Hùng Vương nhất đế minh
Vạn Xuân Nam Đế chính quang minh
Thăng Long Hà Nội thiên niên thịnh
Thời đại Việt Nam Hồ Chí Minh.



Di tích lịch sử Chí Linh


Phượng Hoàng(1) lồng lộng bóng thông già
Ngũ Nhạc(2), mây ngàn thắm sắc hoa
Bích Động(3) long lanh gương Giếng Ngọc
Bạch Vân(4) vằng vặc ánh Hằng Nga
ức Trai tâm thượng Nhân – Trung – Nghĩa
Hưng Đạo Đại Vương Trí – Dũng – Hòa
Vạn Thế Sư(5) lưu danh vạn cổ
Côn Sơn(6) Kiếp Bạc(7) tráng hùng ca.




Ghi chú:
(1) - Nơi có đền thờ Chu Văn An
(2) - Nơi có đền thờ Nguyễn Trãi
(3)+(6) - Nơi có đền thờ Trần Nguyên Đán
(4) - Nơi có nhà bia Nguyễn Trãi – Bàn Cờ Tiên
(5) - Thầy Chu Văn An
(7) - Nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo








Chí Linh


Chí Linh cảnh đẹp vô ngần
Côn Sơn – Kiếp Bạc nhà Trần dựng xây
Núi cao, sông cả, trời mây
Lục Đầu Giang đó ghi đầy chiến công.
Vạn Kiếp lưu mãi sử vàng!
Ba lần “Sát Thát” tiếng vang hoàn cầu.
Phù Lê Nguyễn Trãi công đầu
Dựng cờ đại nghĩa rễ sâu gốc bền;
Lấy chí nhân thắng cường quyền
Bình Ngô Đại Cáo còn truyền sử xanh
Chí Linh xứng với địa danh
Côn Sơn – Kiếp Bạc hùng anh sáng ngời!








Địa linh nhân kiệt
“Có đất nên nghiệp lớn
Có người đất mới linh”
               Lý Tử Tấn

(1)

A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí - dũng -hòa
B1   Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
B2   Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
C1   “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già.

((1) Bài này đọc thành 16 cách)

(2)

B1   Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
B2   Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
C1   “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa.


(3)

C1   “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca.

(4)

D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
B1   Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
B2   Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
C1   “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa.


(5)

A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
B1   Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
C1   “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2   Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca.

(6)

A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2   Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
C1   “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
B1   Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già.


(7)

A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
C1   “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
B1   Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
B2   Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca.

(8)

B1   Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
B2   Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
A1   Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
D1   Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
C1   “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
C2   Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa.


(9)

B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2   Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2  Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa.

(10)

B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2  Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2  Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa.


(11)

C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
A2   Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
D2  Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già.

(12)

C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2  Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2  Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già.


(13)

C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2  Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2  Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca.

(14)

D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2  Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2  Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa.


(15)

D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2  Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa
B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2  Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa.













(16)

D1  Vạn Thế Sư lưu danh vạn cổ
B2  Côn Sơn Kiếp Bạc tráng hùng ca
A1  Núi Rồng hùng vĩ sinh nhân kiệt
C2  Ngũ Nhạc non cao bát ngát hoa
B1  Vạn Kiếp Lục Đầu vang chiến tích
D2  Phượng Hoàng lồng lộng bóng thông già
C1  “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
A2  Hưng Đạo Đại Vương trí – dũng – hòa.














Hưng đạo đại vương
“Trần Quốc Tuấn”


Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
Hịch diệt xâm lăng chí một lòng
“Sát Thát” ba lần Nguyên tan tác
Bặch Đằng chiến thắng vẫn còn vang.












Vạn kiếp lừng danh


“Đông A Khải Thánh” sáng nhân gian
Đánh bại Nguyên Mông giặc bạo tàn
Giữ vững giang sơn trăm họ thịnh
Lo bền xã tắc để dân an
Người ơn đức lớn cao bia dựng
Nước nhớ công dày tước Đế ban
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Uy danh rạng rỡ đấi trời Nam.








Hoài cảm

Thăm đền kiếp bạc


Từ Côn Sơn mây mờ huyền ảo!
Làn gió lao xao bát ngát thông reo
Đoàn du khách chảy về Kiếp Bạc
Bên đường-dải rừng xanh ngắt
Xa xa – dãy núi trập trùng
Kiếp Bạc kia rồi, văng vẳng tiếng quân reo,
Phấp phới tung bay những lá cờ ngũ sắc
Lồng lộng trời cao lá cờ đại oai hùng!
Nhấp nhô sóng lượn,
Dòng sông từng lừng lẫy chiến công.









Dòng người tấp nập trảy hội hành hương,
Trước mắt chúng tôi – cổng đền Kiếp Bạc
Uy nghi – một bức tranh hoành tráng
Nét bút xưa vẫn tươi màu mực,
Trên đỉnh một mặt trời đỏ rực – Rồng chầu.
Trước điện tiền
     tượng Phạm Nguc Lão oai nghiêm!
Trên cao những cây đèn cao áp
Loa vang lời
    “Hịch tướng sĩ” “phú Bạch Đằng”
Chính điện
        – thờ Trần Hưng Đạo đại vương
Mãi ngàn đời tưởng nhớ
        người anh hùng dân tộc.

Ôi! tổ quốc đã bao lần
        chói lọi chiến công:
Bạch Đằng - Chi Lăng - Đống Đa
Điện Biên Phủ,
Điện Biên Phủ trên không:
Bản trường ca nối tiếp oai hùng!
Trần Hưng Đạo – Lê Lợi
– Nguyễn Trãi – Quang Trung
Thời đại Hồ Chí Minh – rực rỡ tên vàng!
Ôi! Côn Sơn – Kiếp Bạc
Tháng riêng, tháng tám
ngày rằm - quanh năm:
Du khách bốn phương,
Con cháu khắp miền về tưởng niệm dâng hương
Tưởng nhớ tới công ơn
các bậc anh hùng.
Côn Sơn – Kiếp Bạc
Thắng cảnh – Danh lam.
Ôi! tự hào dân tộc Việt Nam
Đất nước ngàn năm con Lạc – cháu Hồng.








Danh Thắng Kiếp Bạc


Núi Rồng    hùng vĩ lưu thần tích
Vạn Kiếp     danh thơm ngợi chiến công
Kiếp Bạc    Sông Thương làn sóng biếc
Nam Tào    Bắc Đẩu tụ mây bông
Núi rừng    bát ngát màn sương trắng
Sông nước  mênh mông ánh nắng hồng
Bãi Kiếm    sáng ngời thanh kiếm bạc
Lục Đầu     dậy sóng rạng non sông

   (*Bài này đọc 32 cách
          - 16 bài thất ngôn
        - 16 bài ngũ ngôn.)










Viếng đền chu văn an


Nổi tiếng làm thầy bậc vĩ nhân
Giáo sư đào tạo những công thần
Phù vua giúp nước vì nhân thế
Dạy biết làm người chớ hại dân.

Gặp lúc triều đình quan nhũng nhiễu
Dâng vua mật sớ chém gian thần
Lời khuyên chẳng đặng danh không tiếc
Giữ trọn tình đời sống với dân.














ÁNh sao khuê


Côn Sơn tỏa sáng ánh “Sao Khuê”
Cây tán xum xuê khắp bốn bề
Triền núi gió reo chân nhấn bước
Ngàn thông chim hót lắng tai nghe
Say mê du khách vui lòng đến
Hứng thú giai nhân chẳng muốn về
Xướng vịnh ca ngâm nguồn cảm hứng
Trời Nam rực rỡ ánh Sao Khuê.










Côn sơn
dấu chân lịch sử


Thắng cảnh Côn Sơn hồn gợi cảm
Nơi đây đã được Bác về thăm
Dấu chân lịch sử lưu thiên cổ
Bia đá dựng truyền với tháng năm.

Tượng phật, chùa Hun in dấu tích
Thông cao, đại thụ trải ngàn năm
Dấu chân Nguyễn Trãi chưa mờ nhạt
Lời Bác Hồ vang vọng nước Nam.










Ngũ Nhạc non cao thông reo hát
Côn Sơn gió thoảng “tiếng đàn cầm”
Mây vờn đỉnh núi muôn tia nắng
Văng vẳng bên tai khúc ca ngâm.

Cổ kính dáng xưa ngôi chính điện
Mái cong tỏa sáng ánh Sao Khuê
Bâng khuâng nhớ tới Người trung chính
Cây tán xanh tươi tỏa bốn bề.

Nguyễn Trãi anh hùng danh sáng mãi
“ức Trai thi tập” đức – nhân – hòa
“Danh nhân văn hóa” hồn dân tộc
“Đại cáo bình Ngô” – bản hùng ca.









Đường vào côn sơn


Đường như làn sóng lượn ven hồ
Dịu mát rừng thông cảnh đẹp tô
Nghiêng bóng lung linh nhà thủy tọa
Vươn mình Ngũ Nhạc tỏa sương mờ
Trong vườn thực vật ngàn cây quý
Trứoc cổng chùa Hun (*) rực sắc cờ
Phảng phất đâu đây hồn Nguyễn Trãi
Ngàn năm để lại một cơ đồ!












Côn sơn


Nguyễn Trãi xưa kia ở chốn này
Côn Sơn dấu tích hãy còn đây
Kìa Thanh Hư Động xanh tùng trúc
Đây phiến thạch bàn rợp cỏ cây
Suối chảy rì rầm bên vách đá
Thông reo vi vút quyện mây bay
Bàn cờ tiên cảnh trời non nước
Bia dựng lưu truyền nhớ ức Trai!


(*) Chùa Hun: chùa Côn Sơn










Viếng côn sơn
“Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
                                                NGUYỄN TRÃI

Côn sơn danh thắng!
Bạch Vân lồng lộng trắng mây bay
Thạch bàn xưa vẫn nơi đây
Lạch nước luồn rễ cây khe đá;
Ngẫm thế sự mới hay sự thế
Vấn nhân tâm dâu bể nhân tâm
Đời người ta bao nỗi thăng trầm
Khi đã hiểu trăm năm thức tỉnh;














Xưa Nguyễn Trãi:
“Áo bồ quen cật vận xênh xang”
“Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh”
Nay Côn Sơn:
Vẻ tôn nghiêm chùa Hun tĩnh mịch
Nước trong xanh hồ Bán Nguyệt lung linh!

Nước non non nước hữu tình
Thông reo vi vút trăng thanh bóng hồ
Khiến lòng du khách ngẩn ngơ...
22 tháng Giêng, Nhâm ngọ











Lên bàn cờ tiên


Qua năm ngọn núi vách cheo leo
Du khách chen chân vượt dốc đèo
Bích Động - Thanh – Hư dừng bước nghỉ
Linh Từ – Ngũ Nhạc dõi nhìn theo
Đường lên bậc đá leo từng nhịp
Rẽ lối ngàn hoa dấn bước trèo
Kiếp Bạc xa xa mây sóng cuộn
Côn Sơn gió lộng tiếng thông reo.












  
Hoài cảm côn sơn


Di tích Côn Sơn tựa cảnh tiên
Ven hồ rực sắc hoa viên
Rêu xanh tường mái phong chùa cổ
Hương ngát khói mây phủ miếu đền
ái  quốc trung thần danh sáng mãi
Chí nhân đại nghĩa đức lưu truyền
“ ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
Văn hóa danh nhân bậc thánh hiền.











Đến côn sơn


Tôi đến Côn Sơn sống với mình
Học điều nhân dức, chính quang minh
ở nơi thanh tịnh lòng thư thái
Chảng muốn đua tranh trọng nghĩa tình.

Côn Sơn phong cảnh hữu tình
Căn phòng nho nhỏ xinh xinh
Mà lòng rộng mở muôn phương gió
Sớm tối đông vui biết bao tình!












ở côn sơn


Hòa sống thân yêu với mọi người
ở nơi danh tháng thế mà vui
Đêm đêm mơ mộng hồn bay bổng
Sáng sáng lên non ngắm cảnh coi
Vũ trụ xoay vần bao thế sự
Nhân tâm nếm vị ngọt cay bùi
Tuổi cao ý chí thêm bền vững
Hạnh phúc tương lai nảy lộc tươi



Tình yêu côn sơn
( Tặng những người lính trẻ Trung đoàn 139.T.T)

Em lính thông tin ở Hòa Bình
Tự hào là một nữ chiến binh
Về đây tập trận vui như hội
Gặp anh chiến sĩ đội pháo binh
Anh đến thăm em một buổi chiều
Gặp nhau chưa nói được bao nhiêu
Mà lòng đã hẹn từ ngày ấy
Muốn được gặp em những chiều chiều
Em hẹn gặp anh ở vườn ong
Cùng nhau trao đổi những ước mong
Anh đến thăm em luôn anh nhé
Anh đừng lỡ hẹn để em trông
    Anh muốn cùng em dệt ước mơ
    Những muốn cùng em giữ hẹn hò
Xa nhau anh – em luôn mong nhớ
Hẹn ngày gặp lại giữa “Thủ đô
                    ... gió ngàn”












Nhớ ức trai


Danh thơm Nguyễn Trãi sáng vô biên
Thị Lộ hiền tài sánh đẹp duyên
“Đại cáo Bình Ngô” ngời sử sách
“ức Trai thi tập” mãi lưu truyền
Không màng phú quý vua nhu nhược
Chẳng tiếc vinh hoa thế đảo điên
Chốn cũ Côn Sơn về ở ẩn
Vẫn còn mang án “ Lệ Chi Viên”











Thăm đền Nguyễn trãi


Con đường rải nhựa rộng thênh thang
Tiếp nối gạch vân hàng nối hàng
Cầu đá uốn cong qua suối ngọc
Tam quan bề thế vẻ nghiêm trang.

Suối chảy đôi bờ hoa ngàn trắng
Giữa dòng thác dựng đứng hiên ngang
Bướm đàn ẩn hiện xuyên tầng lá
Du khách tham quan đội nắng vàng.












Côn sơn – nguyễn trãi


Bích Động Thanh Hư phủ tuyết mây
Nơi nào cảnh đẹp sánh nơi đây
Côn Sơn danh thắng cùng non nước
Nguyễn Trãi hồn thiêng mãi đất này
Ngũ Nhạc vi vu thông bát ngát
Bạch Vân vời vợi nhẹ mây bay
Thung dung ngày tháng hồn thi sĩ
Sách quí ngàn pho, màn gió lay.




Ca trù


Hoài cảm:

Côn sơn – nguyễn trãi


Mưỡu:
        Kinh bang tế thế lẫy lừng
Nửa đời sống với núi rừng sử kinh

Hát nói:
Đền chùa tượng bụt
Côn Sơn cao vút ước vọng tự xưa nay
Kìa non cao, tuyết trắng trời mây
Thanh Hư Động nơi đây chính phải
Chim hót râm ran gọi mùa hoa kết trái
Chuông buông dóng dả hòa tiếng mõ tụng kinh





Đền Nguyễn Trãi ngân nga khúc nhạc kình
Đoàn du khách đắm mình say thả mộng
Cánh chim én chao nghiêng đánh võng
Bán Nguyệt Hồ xao động lung linh
Soi giếng Ngọc vẻ thướt tha in rõ bóng hình
Dõi Bạch Vân mắt long lanh nền trời thêu dệt
Đêm trăng Côn Sơn hồn gợi cảm
                câu thơ vịnh nguyệt
Ban mai Ngũ Nhạc tỏa ánh dương
                vạn tía xuyên mây
“Côn Sơn ca”, tiếng đàn cầm do ai gảy
                mãi nơi đây
Núi Kỳ Lân, thạch bàn thác dựng
            ngỡ tay tiên sắp đặt
“Côn Sơn Tự” tiếng thông reo nơi cửa Phật
Đức từ bi lòng rộng mở biết nhường bao
“Quang Khuê Tảo” lấp lánh giữa trời sao!
Bâng khuâng tấc dạ nao nao...





Di tích côn sơn - kiếp bạc
Yêu cầu: Giải thành 4 bài bằng trắc; 16 bài thất ngôn bát cú
 và 16 bài ngũ ngôn bát cú (tổng 32 bài)

(1)

A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng.   





(2)

A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.   

(3)

A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông.   
(4)

A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng.   


(5)

B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông.   

(6)

B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.   

(7)

B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2  Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông.   

(8)

B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.   

(9)

C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông   
(10)

C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   


(11)

C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   

(12)

C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.
D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông   

(13)

D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.   
(14)

D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
C1 Bãi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   


(15)

D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
C1 Bẫi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.   












(16)

D1 Thanh Hư    Bích Động âm vang Động
B2 Bắc Đẩu    thông reo vút đỉnh thông
A1 Kiếp Bạc    non xanh làn sóng bạc   
C2 Côn Sơn    hương núi ngát hương nồng.
B1 Thạch Bàn    thác réo sôi chân thác   
D2 Vạn Kiếp    gươm thiêng vạn ánh hồng   
C1 Bẫi Kiếm    giữa dòng lưu kiếm báu   
A2 Bạch Vân    sương trắng dải mây bông   















 Hoài cảm
Thăm côn sơn – kiếp bạc


Ai về Kiếp Bạc tham quan
Núi Rồng hùng vĩ mây vờn đỉnh non
Đến  thăm di tích Côn Sơn
Ngũ Nhạc thông hát gió đàn Kỳ Lân





Côn sơn – kiếp bạc


Sông nước mênh mông, núi rừng bát ngát.
Nơi đây Bác Hồ đã về thăm
Chùa Côn Sơn tỏa khói hương trầm
Dải sông Thương
        quanh năm dạt dào sóng nước
Mãi lưu truyền:
Hưng Đạo Đại Vương soạn “Binh thư yếu lược”
Công thần Nguyễn Trãi
       dâng “Kế sách Bình Ngô”
Trải mấy trăm năm xây dựng cơ đồ
“Đường cách mệnh”
Bác Hồ chỉ đường dẫn lối
Thống nhất non sông toàn dân phấn khởi
Độc lập tự do hạnh phúc ngàn đời
Hòa bình vang tiếng hát nơi nơi...












Thăm nơi di tích
danh thắng

Côn Sơn rực rỡ ánh đèn lồng
Kiếp Bạc vang lừng dậy núi sông
Lịch sử oai hùng danh sáng mãi
Tương lai sán lạn ngát hương nồng
Ngàn năm sử tích ghi công trạng
Muôn thủơ lưu truyền ngợi chiến công
Quốc Thái – Dân An thời đại mới
Hướng về Yên Tử - Đức Nhân Tông.







NGUYỄN CÔNG HUỲNH
DẤU CHÂN LỊCH SỬ
 Tập thơ



Nhà xuất bản Lao Động
175 Giảng Võ - Hà Nội
Tel:(04) 38515380 - Fax: (04) 38515381

Chịu trách nhiệm xuất bản:
LÊ HUY HÒA
Biên tập:
TẠ THU HÀ

Bìa:
Trình bày: Nhà sách Hải thi
Sửa bản in: Hoài Thu





In 1000 cuốn, khổ 13x 20 cm, tại
Đăng ký kế hoạch số:
Quyết định xuất bản số:
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV  năm 2009.

MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ CỦA TRẦN VĂN ĐANG





TRẦN VĂN ĐANG
 Quá trình công tác:
* Từ năm 1959-1963: Công nhân cơ khí ở tại số 78, Trần Nhật Duật, Hà Nội
* Từ 1963-1971: Bộ đội chiến đấu tại chiến trường Nam Trung bộ, Trạm  trưởng Quân bưu tỉnh đội Khánh Hòa
* Thương binh hạng 3/4
* Từ tháng 11/1971 đến tháng 7/1979: Công nhân Nhà máy GK 120 Hà Nội và công nhân Công ty điện Nam Hà, đã tham gia các chức vụ Bí thư Đoàn Thanh niên, Thư kí Công đoàn, Thường vụ Đảng ủy Công ty điện Nam Hà
* 1979-1984: Chuyên viên Ban tổ chức Thành uỷ Nam Định
* 1984-1988: Phó ban Tổ chức chính quyền Thành phố Nam Định
* 1988-2004: Ủy viên UBND Thành phố Nam Định, Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Nam Định
* Từ năm 2004 đến nay nghỉ hưu.















A Khen thưởng:
* Huy hiệu 30 năm, 40 năm tuổi Đảng
* Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Ba
* Huân chương Kháng chiến hạng Ba
* Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba
* Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
* Nhiều kỉ niệm chương của các cán bộ và các đoàn thể chính trị trực thuộc TW và nhiều bằng khen, giấy khen khác.




Viếng mộ Tú Xương


Ngày xuân viếng mộ Tú Xương
Thường ông như thể yêu thương nàng Kiều
Cuộc đời thi cử liêu điêu
Để ai cam chịu đủ điều đắng cay
Mom sông lặn lội tối ngày
Nuôi chồng ăn học nuôi bầy con thơ
Thơ ông sống đến bây giờ
Đời thi lận đận nên thơ cháy lòng.
Xuân Canh Thìn 2000



Tặng người ngâm thơ Nguyễn Bính

Thuộc thơ Nguyễn Bính đã nhiều
Nhưng ngâm chưa dễ ai chiều được ai
Đêm qua mưa giăng đầy trời
Nghe ngâm thơ tưởng đến người hong tơ.

Trách giời, giời cứ đổ mưa
Để nỗi buồn cứ vẩn vơ nỗi buồn
Giọng ngâm chen lẫn giọng hờn
Cho ai gối chiếc chăn đơn chạnh lòng.

Một ngày chín đợi mười trông
Ai ngâm thơ để phải lòng ai đây
Giếng trong con nước vơi đầy
Người đây thơ đấy đắm say mặn nồng.

Ôi còn đâu bướm mà mong
Còn đâu nữa có nhện giăng tơ hồng
Lời thơ như cả dòng sông
Bờ này bến ấy thơ ngâm đợi đò.

Giọng ngâm là của giời cho
Còn thơ Nguyễn Bính là thơ của đời.
                   5/1995



















Mẹ tôi


Mẹ tôi nay đã già rồi
Bấm tay Nhâm Tý mẹ ngoài chín mươi
Bồng bềnh tóc bạc mây trôi
Quỹ thời gian ngắn mẹ ngồi lặng im.



Nhớ Nha Trang


Một thời làm giải phóng quân
Dừng chân đánh giặc giữ thành Nha Trang
Trường Sơn trùng điệp non ngàn
Quê anh xứ Bắc, quê nàng miền Trung
Gặp nhau cháo bẹ canh măng
Củ khoai hạt bắp ấm lòng nước non
Thương đau kẻ mất người còn
Đêm nằm Gia Óe nhớ sang Hòn Dù
Hỏi em còn nhớ chiến khu
Đá Bàn, Hòn Dữ bây giờ ra sao?
Hồn Hồng một dải trời cao
Đường lên chín khúc đợi nhau theo cùng
Trà Liên ơi! Có nhớ không?
Bãi mì nuôi cả đoàn quân điệp trùng
Đường qua suối Máu, cổng Chông
Chân đạp dốc xuống cho mình vươn cao
Nhớ đêm nằm dốc Gia Ao
Mong qua cơn sốt rừng chiều đêm nay
Liên hoan là bát bắp đầy
Ước có những ngày được bữa cơm no.







Chiến khu xưa gộp Đồng Bò
Lời thề: “Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”
Sông Trang, sông Cái quân vào
Mừng tin thắng trận nơi nào Cam Ranh?
A-Ma-Quang có còn không?
Nhớ ông chống gậy đi cùng đoàn quân
Ngại ngàn chi núi Bồng Con
Dốc tranh một lối đường mòn cheo leo
Nhớ đêm đánh trận Hòn Hèo
Mở đường Bắc Khánh, tiến vào Nha Trang.

Ai qua Diên Khánh, Tứ Thôn
Nhớ về thăm Đại Điền Nam nghe mình
Đường lên Ba Cụm gập ghềnh
Thăm lại nơi mình đào củ măng le
Khánh Hòa ơi! Chuyện ngày xưa
Giờ ngồi nhớ lại vẫn chưa thỏa lòng
Qua thời máu lửa còn mình còn ta
Tưởng rằng cỏ phủ xanh hoa
Nha Trang nay vẫn còn ta còn mình.












Quê hương


Anh hùng Lý Văn Du
Người Quảng Nam tập kết
Lái đoàn tầu vun vút chạy về Nam
Những người lính chúng tôi
chung sắc áo quân đoàn
Thành phố dệt vang xa
Tiếng còi tàu, tiếng còi tầm tha thiết
Nam Định quê mình
còn lại đêm xanh những chao đèn phòng thủ
Tôi nhờ em - cô xé vé thân yêu
chuyển bức thư chào mẹ
Vĩnh viễn con đi hay chiến thắng trở về...
















Tám năm xa quê, tám năm bền lòng đánh giặc
Sống chết giành nhau từng giờ phút
Đến một ngày
đoàn tàu như bay trên đường ray tôi trở lại
Nam Định mỉm cười im tiếng bom rơi
Chào đất dệt gió sông Đào mát rượi
Chào nắng vàng màu hoa gạo đỏ tươi
Nam Định ơi! Nơi tôi sinh lớn lên ra đi và trở lại
        Mộc mạc
            Chân thành
                Nam Định
                    Quê tôi.












Mùa thu của tôi


Hai mươi năm tròn cách xa
Như mọi lần đi công tác
Tôi lại về với Thủ đô
Tuổi năm mươi sao bồi hồi ngơ ngác
Nhìn phố phường như trẻ ngắm trung thu
Lòng chạnh lòng nhớ lại thuở hàn vi…

Ngày xửa ngày xưa sao đời khổ thế
Tuổi mười sáu học được dăm ba chữ
Nghe mẹ khuyên lên Hà Nội học nghề
Vào mùa thu đúng ngày rằm tháng tám
Khăn quàng đỏ sớm nhuộm màu mưa nắng













Tuổi học trò từ đó cũng mất đi
Người Thủ đô
còn dáng dấp của ngày thuộc Pháp
Hà Nội dạy tôi làm người: bắt đầu từ đời thợ
Tháng đôi chục đồng đói no tạm đủ

Cảnh nhà nghèo đâu dám xin mẹ một xu
Còn sướng hơn nhiều so với ở nhà quê
học cày, câu cá
Thấm thoắt qua đi tôi vào tuổi đôi mươi
Biết lúng túng vụng về trước bạn
người khác giới
Hoàn Kiếm gắn bó với tôi
từ những ngày xưa ấy.













Bạn bè cùng phố, đi họp khối về, rủ rỉ nhỏ to
Lên miền Tây làm giàu cho Tổ quốc
Tôi thì nghĩ khác
Vào lính vui hơn
Được đến mọi miền biết nhiều hiểu rộng
Thế là quyết định nhận lệnh gọi lên đường
Ở tuổi hai mươi lần đầu nghe đời gọi tôi
                    đồng chí.

Hà Nội ơi tạm biệt anh rồi
Một ngày thu nắng đẹp lòng tôi
Nắng gợi lại niềm thương nỗi nhớ
Quyện hòa vào trong trái tim tôi
Chọn màu ô liu làm điểm tựa cho đời.













Tám năm ngàn dặm quan san
Xuống biển lên ngàn chinh chiến phương xa
Trường Sơn ơi! Tưởng là nhà
Nào ngờ còn được ta ta mình mình
Mùa thu bảy mốt trữ tình
Hồ Gươm xanh lại có mình có ta.

Mùa thu một chín bảy ba
Đường xa đi mãi chẳng qua thác ghềnh
Đời người nghĩ lắm gian truân
Mười năm sao chẳng thoát thân đợi chờ
Sông sâu đến bến đâu bờ
Về thành Nam chọn một mùa hương thu
Thu Hương mãi đến bây giờ mai sau.










Bài thơ gửi về đơn vị
                (Kỉ niệm 43 năm ngày nhập ngũ
                 tại Hà Nội, 15/10/1963)


Rời bộ đội một ngày nắng gió
Lịch tường riêng đã xếp mấy mươi niên
Đưa cuộc sống quen dần cùng nếp mới
Vẫn nặng mối tình quân đội nhân dân
Nói sao hết những thoáng đời bốn phía
Đời quân ngũ đâu ngọt đường ngọt mía
Nhưng sao đậm đà trong thịt trong xương.

Nhìn chiếc áo móc quân hàm còn đó
Cầm mũ lên vàng quân hiệu còn in
Đường chỉ thì thầm Trường Sơn nắng gió
Dấu vải xanh xanh đất chữ tâm tình








Nhìn chiếc ba lô ngả màu cỏ úa
Dấu rách gai đâm buổi vượt rừng đêm
Đôi giày vải gót đường vạt nửa
Nhẩm lại bước đi dã ngoại hàng năm.

Nghe tiếng xẻng nhớ những lần báo động
Khoác ba lô xốc mạnh gánh giang sơn
Đời quân ngũ mang tấm tình rộng lớn
Sôi nổi chân thành vui sống giản đơn.

Nhớ từng bữa cơm nhớ từng giấc ngủ
Và tối điểm danh và sáng chào cờ
Vang vọng trong lòng núi sông nhắc nhủ
Đọc lời thề rung động cả tâm tư.

Lòng mong nhớ đón từng buổi sáng
Mải miết say mê luyện tập hàng tuần
Tìm đọc kĩ hết tờ quân đội
Phấn khởi nhìn tên đơn vị mến thân.











Cuộc sống bên ngoài lắm màu lắm sắc
Bộ đội mỗi màu sao thật đáng yêu
Khi còn ở đã thấy tình sâu sắc
Nay xa rồi càng luyến tiếc bao nhiêu.

Và những lúc lắng nghe đời ấm gọi
Anh bộ đội thương sao ấp ủ xa xôi
Là lúc ấy muốn về ngay chốn cũ
Đơn vị của mình đơn vị của lòng tôi.

Trận địa dù thay nhưng lòng không thay đổi
Trọn vẹn niềm tin như thuở ban đầu
Và lại ước được trở về quân ngũ
Để sẵn sàng báo cáo “Có tên tôi”.
            
15/10/2006












Biết rằng nó hại trăm đường


Em lại đến, anh mong em đừng đến
Đến làm chi mà đến mãi đây
Đời người đã lắm chua cay
Nay còn điếu thuốc làm khuây tuổi già
Em ngấm, em nguýt, em rày la
Em làm cả nhà mất ngủ hồi lâu
Còn anh lấm lét trước sau
Dập vội điếu thuốc bỏng đầu ngón chân
Cầm điếu thuốc cũng liếc gần liếc xa
Ngại em đến lại rày la
Van em đừng đến chắc là tốt hơn
Biết là nó hại trăm đường.
             
Năm 2011











Kí ức mùa thu


Thuở nhỏ theo cha đi đắp ụ
Cha bảo để chặn xe Tây
Thuở nhỏ theo cha dựng cổng trào
Cha bảo: Nước độc lập rồi con ạ
Độc lập là sao con chưa hiểu rõ?
Cha bảo Cụ Hồ về chia ruộng cho dân
Lấy thóc nhà giàu chia cho kẻ khó
Hết đói nghèo thoát khỏi cảnh lầm than
Tôi đã thấy cờ đỏ sao vàng tung bay trước ngõ
Năm mươi năm qua đi
như tưởng mình còn nhỏ
Trải bao tháng năm cơ khổ bần hàn














Những chuỗi ngày lận đận gian nan
Lẽo đẽo theo trâu
Vùi đầu xưởng thợ
Cầm súng diệt thù
Mới hiểu được thế nào là độc lập
Muôn năm Việt Nam dân chủ cộng hòa
Hạnh phúc đời đời Tổ quốc chúng ta
Yêu biết mấy những hàng khoai bãi mía
Lớn bên người ôi mẹ Việt Nam
Đã hết rồi khắc khoải những đêm tàn
Cho con hưởng
năm mươi năm mùa thu trọn vẹn.
                     2/9/1955








Gần xa
      (Tặng các bạn hội đồng hương Nam Định)


Xa quê mấy chục năm rồi
Muốn nghe anh kể chuyện hồi ngày xưa
Hỏi em rằng có bao giờ?
Thăm quê để được gọi đò sông quê
Làng anh, làng em chung con cầu đá nhỏ
Bên vùng tề, bên rào lũy đánh Tây
Thương u chẳng quản đêm ngày
Nuôi thầy kháng chiến diệt Tây giữ làng
Bốt làng bên nó mở càn
Theo bà, theo chị em sang bên này
Chín năm là mấy ngàn ngày
Vàng son lịch sử nơi đây anh hùng















Quê hương ơn nặng nghĩa tình
Tử sinh chính để cho mình hôm nay
Nào ngờ gặp lại em đây
Nơi thành thị vẫn nhớ ngày ấu thơ
Em ơi! Quê ta vẫn mượt đường bừa
Vẫn thơ Nguyễn Bính gọi đò sang sông
Hoa chanh không nở vườn chanh
Nở giữa thị thành ngan ngát hương quê
Vui đâu em nhớ, nhớ về
Thăm con cầu đá tuổi thơ chúng mình
Hỡi em yêu của quê anh
Gần xa giữ trọn nghĩa tình quê hương.    
Hè Hà Nội, 1994



Phần 2





Tâm tình người lính
trước thềm thế kỉ XXI


Không còn bao lâu nữa chúng ta và toàn thể loài người trên trái đất này giã từ thế kỉ XX. Ở Việt Nam nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Ơi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
Như chúng ta đã biết, trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất, nữ nghệ sĩ điện ảnh Gien-phon-da, minh tinh màn bạc của nước Mỹ đến Việt Nam, chị đã tận mắt thấy “tội ác trời không dung đất không tha” của quân xâm lược và sự chịu đựng không cân sức của dân tộc ta phải vùng đứng lên để tự vệ lấy mình. Nữ nhà văn Bungari là Blaga Đimitrova đến Hà Nội đã thốt lên thành lời: “Ước gì sau một đêm ngủ dậy tôi trở thành người Việt Nam”. Nhà báo Úc Boc-set đã rèn luyện đôi chân để xẻ dọc Trường Sơn đi bộ đội từ Sài Gòn ra Hà Nội, cùng ăn củ mài, khoai môn, cùng nằm võng, ngủ hầm trong vùng giải phóng để xem ta đánh giặc và ông viết: “Sau đại chiến thế giới lần thứ hai thì cuộc chiến tranh ở Việt Nam là dài nhất, là tàn bạo nhất, là ác liệt nhất, là dã man nhất và cũng anh hùng nhất”.
Quả vậy! Chúng ta đã đi từ những ngày: Cùng nhau đi bùng binh, đều chân ta cùng bước, những bàn chân từ than bụi lầy bùn đến với Điện Biên chấn động địa cầu bằng cả ba ngàn ngày không nghỉ của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp, tướng Đờ-cát phải quỳ gối đầu hàng “Trông chúng ta cờ đỏ sao vàng, rực trời đất Điện Biên toàn thắng”.
Thực hiện hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền Nam Bắc. Miền Bắc được giải phóng, chúng ta giang rộng cánh tay đón đồng bào đồng chí miền Nam tập kết, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba đề ra hai nhiệm vụ chiến lược cho cả hai miền như một sức truyền cảm mãnh liệt. Ở miền Bắc lúc đó đang phải “dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá” vì ta cũng tự thấy mình:
Chưa giàu chi ba sào đất mấy lò than
Năm hai mùa chua mặt gian nan
Hai tay trắng với giang sơn một nửa
Giữa đống tro tàn tay ta nhóm lửa
Bão dập mưa chan gan sắt dạ vàng.
Vậy mà ta vẫn cứ:
Đời trẻ lại tất cả đều cách mạng
Rũ sạch cô đơn riêng lẻ bần cùng
Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung
Người hợp tác nên lúa dầy thêm đó.
Còn ở miền Nam sống giữa vành đai trắng mỗi đêm là biết mấy thân rơi, nhiều bà mẹ đã phải khóc. Nhưng! Nước mắt các mẹ có thể làm nguội lạnh lòng trái đất, không thể thấm sâu vào trái tim những kẻ giết người. Bởi vậy đồng bào đã phải thét lên như một lời kêu cứu:
Gươm nào chém được dòng Bến Hải
Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn
Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu đầu van trả đầu.
Nghe lời Đảng - Bác: Miền Nam gọi miền Bắc đáp lời. Thế là những người lính của chín năm ấy lại cùng anh chị em tập kết giao đồng ruộng, nhà máy công trường cho chị em ba đảm đang lần lượt lên đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước với “lớp cha trước lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Núi rừng Tây Nguyên lại rộn rã tiếng chiêng cồng đón chào anh giải phóng.
Năm 1965, Mỹ ào ạt đưa quân và quân các nước chư hầu vào miền Nam, chúng tưởng nuốt chửng ta với trận càn Giang-sơn-xi-ti năm 1966. Nhưng không ngờ cuộc đọ sức đó lại làm ta trưởng thành với ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, bám sát thắt lưng địch mà đánh và chúng ta đã làm nên chiến thắng Mậu Thân 1968, một mùa xuân oanh liệt như một cuộc diễn tập lớn của cả hai miền Nam Bắc.
Những năm ấy miền Nam thường thắng lớn, tuy tuổi già sức yếu nhưng Bác rất vui và Người đã chúc:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta.
Tố Hữu là một nhà thơ cũng phải hiên ngang “bắn hai mốt phát đại bác vang trời”, ông coi những chiến công đó “như một chuyến tốc hành chở đầy hoa chiến thắng, hoa Việt Nam bốn mùa mưa nắng” và ông cũng đã cùng cả nước reo hò “Hoan hô anh giải phóng quân/ Kính chào anh con người đẹp nhất”, ông cũng không quên nhìn lại hậu phương lớn miền Bắc để được “Chào cô dân quân vai súng tay cầy, chân lội bùn nhơ hạ máy bay”. Những chiến thắng ấy đã làm tăng thêm sức mạnh khiến “Từng ngọn cỏ cành cây miền Bắc, vẫn rung rinh theo gió tự miền Nam, cả đôi miền xao xuyến tiếng ve ran”.
Mùa thu, đầu tháng 9 năm 1969, qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam, được tin Bác Hồ kính yêu của chúng ta không còn nữa, vì thương nhớ Bác, ở miền Bắc “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa” còn ở miền Nam đồng bào đồng chí đang chiến đấu đã òa chung tiếng khóc:
Nghe tin Bác mất chiều nay:
Cho con khóc trọn một ngày đau thương
Ngày mai lau lệ lên đường
Con thề đạp bốt san đồn con đi.
Thế là ý định đi khắp hai miền Nam Bắc sau ngày toàn thắng của Bác không thể thực hiện được.
Mùa xuân 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, ta đã làm chủ chiến trường, ta đánh như lũ dồn bão cuốn “Chặt Ban Mê Tthuột, rụng cả Tây Nguyên, quét Huế - Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng”. Trưa 30 tháng 4 năm 1975, một buổi trưa tuyệt trần nắng đẹp đánh dấu mốc son lịch sử, cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập kết thúc ba mươi năm miệt mài gian khổ hi sinh cho cả nước cùng chung nhịp đập:
Bác Hồ ơi toàn thắng đã về ta
Chúng con đến sáng ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa.
Vinh quang này thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ kính yêu, về dân tộc Việt Nam anh dũng kiên cường. Vinh quang này thuộc về những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập của nước nhà. Vinh quang này thuộc về những chiến binh đã từng đối mặt với quân thù qua các thời kì kháng chiến,...
Có khổ đau nhiều mới yêu thương lắm, tiếng bom đạn đã lùi xa một phần tư thế kỉ, hậu chiến tranh còn đó, những vết thương đang được hàn gắn bù đắp lại phần nào những mất mát đau thương. Mặt khác chúng ta đang phải đương đầu với mặt trận kinh tế: Cải tạo cung cách sản xuất, cải tạo thiên nhiên, sao cho thế hệ hôm nay và con cháu mai sau được mở mang trí tuệ đỡ khổ, đỡ nghèo. Quá khứ khép lại, chúng ta không đối địch với ai. Thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng kề vai sát cánh trên con đường công nghiệp hóa: Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Nhằm tạo dựng những nền móng cơ bản, cùng hội nhập với khu vực và thế giới bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Một thế kỉ đầy ắp những ước mơ thiên đường của loài người tiến bộ “để không đâu có tiếng bom rơi, xin được hát ngàn lần hơn thế, bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười”.


















Một thời đáng nhớ

Năm 1965 Đại đội Thông tin thuộc Trung Đoàn 20 Sư đoàn 325B đóng dã ngoại tại xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nhiệm vụ của chúng tôi là luyện tập kĩ chiến thuật, diễn tập thực binh và đeo gạch tập leo núi rèn luyện thể lực để chuẩn bị vào Nam chiến đấu. Một buổi chiều mùa hè oi nồng của gió Lào miền Trung, Đại đội họp dưới rừng cọ, bên bờ sông Ngàn Sâu, họa hoằn lắm mới có cơn gió quẩn thổi hơi nước xông lên man mát, thế rồi oi vẫn oi nóng vẫn nóng. Qua những tháng luyện tập và nghe nói chuyện thời sự, kỉ luật chiến trường đã ùa vào tâm tưởng mỗi cán bộ chiến sĩ. Cả Đại đội ngồi im phăng phắc nghe đồng chí chính trị viên trưởng quán triệt tinh thần trước, trong và sau khi vào đến chiến trường mặt giáp mặt với quân thù. Phần cuối đồng chí trịnh trọng giới thiệu: “Thiếu úy Lê Nguyên Vấn là bộ đội chống Pháp, quê ở huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, công tác tại tòa soạn báo Lao Động nay đã tái ngũ được bổ nhiệm về giữ trách nhiệm chính trị viên phó Đại đội…”. Tiếng vỗ tay đón thủ trưởng mới râm ran cả khu rừng cọ. Tôi ngắm nhìn anh, người thấp bé, lông mày rậm và liên tục hút thuốc lá, tôi đoán: “Chắc anh nghiện thuốc lắm”.
Sau một thời gian biết tôi quê Nam Định, đã có nhiều thời gian sống ở Hà Nội, nhập ngũ tại khu Hoàn Kiếm vừa được bổ sung từ Sư đoàn 308 vào nên anh và tôi nhanh chóng có cảm tình với nhau. Năm ấy tôi hai hai tuổi, viết chữ đẹp, nói chuyện thường hay pha chút văn nghệ nên được anh Vấn trưng lên làm văn thư Đại đội chuyên viết trích ngang hồ sơ quân nhân để lưu lại miền Bắc. Vốn tính cẩn thận “của nghề làm báo” anh thường xuyên đến kiểm tra và dặn tôi: “Viết phải rõ ràng, chữ nào ra chữ ấy, chú ý đặt thước theo từng dòng mà viết kẻo lộn dòng người nọ sang dòng người kia, đơn vị đi rồi sẽ gây khó khăn cho hậu phương truy cứu hồ sơ sau này”. Anh thường đùa vui với tôi: “Cậu sống lạc quan lắm, thanh niên phải thế”. Có lần anh cho tôi cả một bao thuốc lá Tam Đảo lấy từ tiêu chuẩn sĩ quan của anh và tâm sự: “Khi nhận lệnh tái ngũ vào đây mình không hình dung nổi khó khăn ác liệt nên có đem theo chiếc xe đạp Thống Nhất, bây giờ tìm cách gửi về khó quá”. Quả vậy! Cả miền Trung hồi ấy ban đêm pháo sáng đầy trời, bom bi, bom tọa độ rải suốt ngày đêm nên chiếc xe đạp “cà là tàng” của anh không sao hoạt động được. Loay hoay mãi thế nào mà anh cũng tìm cách gửi được cái tài sản cố định ấy về miền Bắc.
Cuối tháng 12 năm 1965 đơn vị hành quân từ Quy Đạt, một huyện miền núi Tuyến Hóa về, trên lưng anh nào cũng đầy đủ quân trang quân dụng mới, lỉnh kỉnh đủ thứ nào là quân phục giải phóng, bộ bà ba đen, ống lương khô, thuốc kí ninh, tăng nilon, màn xô, võng bạt, mũ tai bèo… nằm gọn trong ba lô con cóc, ngoài ra còn khoác một khẩu AK với ba băng đạn và hai ruột nghé gạo, ước chừng trên lưng mỗi người đeo khoảng gần bốn mươi kilôgam. Điều đặc biệt là mỗi người được phát một chứng minh thư ghi rõ họ và tên và phiên hiệu đơn vị Đ303 được cử đi Bắc Ân (S8), những đơn vị vào sau không có. Đơn vị nghỉ ở rừng thông huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình được một ngày thì đêm Noel (24/12/1965) có lệnh xuất quân đi chiến đấu, anh Vấn cùng chúng tôi gồng gánh đi bộ vào Nam. Đến làng Ho, đơn vị nghỉ lại chờ đêm tối trời vượt thượng nguồn sông Bến Hải giáp biên giới Việt Lào sang phần đất của miền Nam.
Sau hai tháng trời đêm nghỉ ngày đi trèo đèo lội suối dọc đường mòn Hồ Chí Minh mà hồi ấy chúng tôi còn quen gọi là đường 559, đến Kon Tum, Sư đoàn đổi tên là Công trường 6, còn Trung đoàn 20 chúng tôi mang tên Trung đoàn Hưng Đạo, lúc này số lương thực mang theo đã cạn, tiêu chuẩn ngày chỉ còn hai lạng gạo một người. Rừng Trường Sơn bạt ngàn nắng gió, giữa mùa khô cây rừng trụi lá, anh Vấn dạy chúng tôi cách tìm gốc củ mài đào về cứu đói. Lính “hai đại chiến” anh nhiều kinh nghiệm lắm, củ mài đào về bao giờ anh cũng cho dự trữ một ít dành nấu cháo cho những anh em sốt rét, còn chúng tôi anh bày cách lấy rau tàu bay, rau rịa, rau môn thục, lá tai voi, nấm le, nấm lồ ồ về ăn trừ bữa. Anh còn dặn: “Vào rừng thấy lá chua, quả chua ăn được còn lá ngọt quả bùi không biết đừng ăn ngộ độc đấy”. Đến Đi-a-mơ, vùng đất của tỉnh Gia Lai gặp trận càn, hàng mấy chục trực thăng phành phạch đổ quân, hết đợt này đến đợt khác, nghe nói toàn lính Ngụy chỉ có dăm ba cố vấn Mỹ. Đơn vị giáp trận, quy mô trận càn không lớn nên đơn vị thiệt hại không đáng kể, nhưng dù sao đây cũng là bài học đầu tiên của Trung đoàn Hưng Đạo, nhất là lớp lính trẻ chúng tôi. Sau trận chống càn Sư đoàn chia làm nhiều ngả, Trung đoàn Hưng Đạo được tăng cường xuống tỉnh Phú Yên.
Năm 1965, Mỹ ào ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nước chư hầu vào miền Nam. Năm 1966 qua vùng đất tỉnh Đắk Lắk đơn vị vào đến tỉnh Phú Yên gặp ngay chiến dịch Giôn-sơn-xi-ti mở rộng của Mỹ, đơn vị được lệnh đánh quân đổ bộ tại gò Thùy Thung, Tuy An, không may anh Vấn bị thương phải chuyển về cấp cứu tại đội phẫu tiền phương, được cái vết thương của anh mau lành, ra viện lại xông xáo lao ngay vào công việc. Anh em đơn vị đến thăm, anh cười nói: “Da mình như da voi trát đất sét cũng khỏi…”. Ở Phú Yên mấy tháng, muối gạo không có, mỗi ngày một người được cấp hai lon “sữa ông thọ”, đỗ xanh và một tuần cả Đại đội được cấp một con ngựa, ai muốn ăn rau vào rừng lấy còn đỗ xanh và thịt ngựa cấp về của ai người ấy tự chế biến ăn theo khẩu vị của mình, nhưng cũng chỉ được mấy ngày đầu, sau thấy ngán nhưng vẫn phải ăn để có sức mà đánh giặc, anh Vấn nói vui: “Chúng ta đã đi bằng đầu từ Kon Tum vào đây, bây giờ chúng ta cũng phải ăn bằng đầu đấy nhé”.
Sau lần ấy đơn vị được lệnh chuyển sang Khánh Hòa giữ chân Sư đoàn “Đại Hàn” không cho chúng di chuyển sang chiến trường khác, nghe nói “bọn này thiện chiến lắm”. Từ Phú Yên sang Khánh Hòa phải leo núi mẹ bồng con (núi Vọng Phu). Ai đi khỏe cũng phải từ sáng đến tối mới sang qua dốc, đỉnh núi rét và ẩm, quanh năm mây phủ, khí hậu không kém gì Sa-pa, Tam Đảo của miền Bắc, đến cây lim cổ thụ cũng cằn lại bằng cổ chân, mọc rêu để chống rét, nếu ai yếu không vượt nổi phải nằm suối lạnh trên đỉnh dốc thì chỉ có nhịn đói vì quá lạnh. Củi ẩm, nấu nước không sôi. Anh Vấn lệnh cho đơn vị nhanh chóng vượt sông Hinh, sông Thảo, áp sát chân núi ngủ tại Buôn Vang, Buôn Mùi để hôm sau vượt dốc sớm. Đơn vị sang Khánh Hòa an toàn. Nhưng địa hình mới, chưa thuộc đường đi lối lại nên rất khó khăn, để giữ bí mật đơn vị đổi tên là Trung đoàn Sao Thủy, dù sao Trung đoàn chúng tôi cũng có vinh dự là đơn vị chủ lực đầu tiên có mặt tại chiến trường Phú Yên - Khánh Hòa thời ấy. Anh em được nghỉ ngơi ăn tết (năm 1967) ba ngày đã có lệnh xuống gộp núi Đồng Bò bám sát vùng ven Nha Trang, Cam Ranh chiến đấu ngay, đêm đó không may B52 đánh trúng vị trí ém quân, anh em hi sinh nhiều, cả Đại đội duy nhất có một y tá cũng hi sinh, đó là đồng chí Nguyễn Trung Thu quê ở Dốc Đá, Do Lễ, Kim Bảng, Hà Nam, anh gối đầu bên cánh tay tôi nấc một tiếng và trút hơi thở cuối cùng. Anh Vấn lệnh khiêng cáng thi hài liệt sĩ về căn cứ, anh đứng lên tập hợp Đại đội làm lễ truy điệu và an táng. Đơn vị hi sinh nhiều, mang tiếng là Đại đội nhưng thựt chất chỉ còn hơn bốn mươi người, phần lớn là thương binh sau trận B52 rải thảm. Tôi cũng trong tình trạng ấy, mới ra viện, người yếu, đầu óc còn choáng váng, anh Vấn lúc đó là Chính trị viên Trưởng đại đội đã gặp tôi động viên và bổ nhiệm tôi làm Trạm trưởng Quân bưu của Trung đoàn. Là đơn vị phối thuộc, đường đi lối lại chưa quen, phần lớn phải dựa vào dân - người dân tộc Đắc Đlây và tấm bản đồ quân sự. Nhưng trước tình hình quân số và sức khỏe của anh em trong Đại đội tôi không nỡ lòng nào từ chối nhiệm vụ mà anh Vấn đã tin tưởng giao cho.
Cả Đại đội ai cũng bảo: anh Vấn và tôi sống có duyên. Vì thỉnh thoảng mỗi lần gặp nhau anh em chúng tôi hay ngồi tâm sự chuyện thơ văn, có lần tôi hỏi: “Lâu nay anh có viết báo không?”. Anh cười nói: “Chiến trường bận rộn thế này thời gian đâu mà viết, vả lại bây giờ Đảng giao cho mình cầm súng, mình xác định phải cầm súng đánh cho tốt mới có cái để mà viết, mình không viết thì bạn mình viết lo gì”. Anh khoe: “Mình vừa nhận được một số tác phẩm của mấy ông bạn nhà văn gửi tặng, mình đều tranh thủ đọc hết, toàn những đề tài về chiến tranh, càng đọc càng thấy mê. Ví dụ như: “Tiếng sáo trúc” của Hoài Vũ; “Mùa nấm tràm” của Đinh Phong Nhă; “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Sáng; “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi; “Thức tỉnh” của Phan Tứ; “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành; vở kịch “Cô giáo” của Giang Nam và anh giải thích thêm Nguyễn Trung Thành chính là nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả của “Đất nước đứng lên”, Giang Nam quê Khánh Hòa ta đấy, ông có bài thơ “Quê hương” nổi tiếng với: “Tuổi còn thõ ngày hai buổi ðến trýờng…”. Anh còn biết Phan Tứ sắp cho ra đời “Mẫn và Tôi”, Anh Đức cũng đang bươn chải nơi “Hòn đất”,… Anh hỏi tôi: “Cậu có biết tên thật của Anh Đức là gì không?”. Tôi thưa: “Có, tên thật của Anh Đức là Bùi Đức Ái đã viết truyện ngắn “Câu chuyện chép ở bệnh viện” và đã được chuyển thể thành phim “Chị Tư Hậu ”. Vẻ đắc ý anh vỗ mạnh vào vai tôi khen: “Giỏi, giỏi, sống với nhau khá lâu bây giờ mới biết cậu cũng là tay chịu khó đọc”. Anh quay sang đồng chí Nguyễn Xuân Riệu làm công tác quản lý của Đại đội, người gốc giáo quê Nam Trực, Nam Định hỏi: “Ở rẫy còn bắp tươi không Riệu ơi?”. Anh Riệu báo cáo vừa rồi bộ đội ở chiến trường về, thấy anh em khổ quá em cho bẻ ăn hết rồi thủ trưởng ạ. Anh nheo mắt nhìn xa xa hình như băn khoăn điều gì đó rồi lại bảo tôi: “Cậu ngồi đây coi nhà để mình ra rẫy làm mấy củ mì về luộc ăn trưa”. Loáng một cái đã thấy anh mang về ngoài mấy củ mì còn đem theo vài con sóc do anh bẫy được. Tôi nhớ mãi bữa cơm trưa ở chiến khu Khánh Hòa với anh Lê Nguyên Vấn hôm ấy.
Chiến trường Khánh Hòa gian khổ lắm, cơm không có ăn, quanh năm chỉ ăn bắp, ăn mì, bắp mì cũng toàn là loại đem phơi khô để lưu trữ từ hai đến ba năm. Muối ở Khánh Hòa “là một đặc sản hiếm” mà những người lính ở hậu cứ không dám nghĩ đến, bữa ăn chỉ có ớt cay và ngọn đu đủ non đắng ngắt luộc ăn cho dễ nuốt “đắng cây thay mặn mà”. Đã vậy còn phải chịu đựng đủ thứ nào là rận chấy, ghẻ lở, hắc lào, sốt rét, mặt mũi anh nào cũng hốc hác xanh xao vì bệnh tật, vì thiếu ăn, chưa kể bom bi pháo bầy đe dọa tính mạng hàng ngày, có lần đói quá ăn phải nấm độc say lăn quay với nhau, có đồng chí nặng quá không cứu được phải vĩnh viễn nằm lại nơi đây, đó là đồng chí Trần Ngọc Đỉnh (quê Tiên Khoán, An Nội, Bình Lục, Hà Nam). Những khó khăn gian khổ đó dễ chừng đời thường khó ai vượt nổi. Vậy mà những người lính chúng tôi hồi ấy vẫn lạc quan yêu đời, nói đến đi đánh đồn bốt nọ, bốt kia thì ai cũng xung phong không chịu ở lại hậu cứ tăng gia làm nương phát rẫy cho đơn vị.
Gian khổ cứ trải dài theo năm tháng và tết nữa lại đến. Tết Mậu Thân năm 1968, tôi nhớ rất rõ tết năm ấy không hiểu do đâu mà miền Bắc đón giao thừa thì miền Nam mới là đêm hai chín tháng chạp. Trạm quân bưu của chúng tôi có sáu anh em: một đồng chí quê Nha Trang, một đồng chí quê Phú Yên; một đồng chí quê Quảng Ngãi, một đồng chí người dân tộc Đắc-đlây miền núi Khánh Hòa, một đồng chí quê Hải Phòng và tôi quê Nam Định. Những điều khoản ngừng bắn để ăn tết của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã làm cho địch co cụm lại, các đội công tác của ta ở đồng bằng có điều kiện đi lại nên năm ấy trạm quân bưu chúng tôi ăn tết khá đầy đủ. Các má, các anh, các chị ở dưới làng gửi lên cho chúng tôi nào muối, Mì, bánh kẹo, bánh tét và cả thuốc lá.
Trạm quân bưu chúng tôi đón giao thừa trong gộp đá rộng tránh bom B52 nằm trên dốc Chín Khúc với chiếc đài bán dẫn Sony nghe tiếng pháo sang xuân và nghe lời thơ chúc tết của Bác Hồ qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đồng chí Nghiêm quê ở Phú Yên đã lắng nghe và nhanh chóng ghép hai từ đầu trong bốn câu thơ chúc tết của Bác thành: Xuân này - Thắng trận - Nam Bắc - Tiến lên. Mọi người hoan hô tán thưởng. Một giờ đêm anh em mắc võng đi ngủ thì có liên lạc xuống báo: “Mời đồng chí trạm trưởng về ngay cơ quan Tỉnh đội nhận nhiệm vụ”. Thói quen của người lính chiến, tôi bật dậy nhanh chóng cuộn võng xếp vào ba lô mang khẩu AK leo gần hai cây số đường dốc, đêm khuya tĩnh mịch của núi rừng chỉ có tiếng tắc kè văng vẳng gần xa và tiếng chân đi xào xạc đạp lá cây rừng của đồng chí liên lạc và tôi.
Đồng chí Tỉnh đội trưởng Nguyễn Ngọc Hoanh người to khỏe, tóc muối tiêu, chiếc mũ tai bèo lật ngược trễ xuống bờ vai bên phải tay cầm đèn pin đang đăm chiêu nhìn tấm bản đồ tác chiến. Tôi đứng nghiêm nói to: “Báo cáo đồng chí Tỉnh đội trưởng, tôi Trạm trưởng quân bưu Trung đoàn có mặt chờ lệnh”. Với vẻ bồn chồn hiện rõ trên nét mặt, đồng chí nắm chặt tay tôi chúc mừng năm mới và hỏi thăm sức khỏe anh em ở trạm. Nhiệm vụ đồng chí giao ngắn gọn nhưng rất khẩn trương: “Ngay bây giờ đồng chí về trạm triển khai anh em đi truyền lệnh đến các đơn vị, đúng hai hai giờ đêm giao thừa (hai hai giờ đêm mồng một tết Mậu Thân của miền Bắc) các đơn vị phải có mặt bám sát các điểm vùng ven Nha Trang theo mật hiệu số 1A. Đồng chí rõ chưa?”
Tôi đáp: “Báo cáo rõ!”
Sau khi nhận lệnh của đồng chí Tỉnh đội trưởng, tôi lo lắng, vì trạm chỉ có sáu anh em làm sao truyền lệnh một cách nhanh nhất đến hơn hai mươi đơn vị cơ sở đóng rải rác trên các cánh rừng. Rời gộp đá của đồng chí Tỉnh đội trưởng đi được khoảng một trăm mét, mệt quá tôi để yên ba lô trên lưng, tay ôm khẩu AK ngồi ghé vào một tảng đá quấn điếu thuốc rê (thuốc lá sợi miền Nam cuộn giấy pôluya) hút cho thư giãn. Bất giác tôi nảy ra một suy nghĩ: Trạm ít người không đủ truyền khẩu lệnh đến các đơn vị, từ đây nếu tụt dốc về trạm mất khoảng ba mươi phút, nếu về Chỉ huy sở Đại đội thông tin đi đường giao liên mất hơn bốn giờ, nếu đi đường chim bay mất khoảng hơn hai giờ và tôi quyết định giở bản đồ lấy địa bàn tìm hướng đi theo góc đơn vị. Đêm tối mênh mông, một mình lặn lội, tay cầm địa bàn đi cho khỏi chệch hướng, lúc xuyên rừng, lúc lội suối, lúc xuyên cả vào bụi  gai bị cào toạc mặt rách áo quần, đêm cuối tháng chạp tối âm u, những mảng nấm lân tinh phát ra những ánh sáng xanh lập lòe như ma chơi, thỉnh thoảng vẳng đến tai tiếng xột xoạt rào rào của mấy con chồn, con nai, con hoẵng đi ăn đêm làm tôi giật mình rợn gáy, nghi có biệt kích. Vào mùa khô như thế này địch thường thả những toán biệt kích vào sâu vùng căn cứ an toàn của ta. Có thời kì chúng quấy nhiễu thẳng khiến bộ đội ta đi đại tiện cũng bắt buộc phải đào hố mèo. Anh Vấn dặn: “Phải tuyệt đối giữ bí mật vùng ta đang làm chủ”.
Với tinh thần khẩn trương chấp hành quân lệnh, tôi về đến Đại đội chỉ mất khoảng một giờ ba mươi phút. Trời đã khuya lắm, giữa khu rừng già bằng phẳng mấy cái lán vây vách nứa lợp lá trung quân, lán mười lăm oát, đang tạch tè tít tít chuyển và nhận điện; lán cơ yếu cũng le lói ánh đèn pin chắc đang dịch điện; lán đại đội tối om chỉ còn ai đó đang hút thuốc lá, đốm lửa lập lòe, tôi đoán anh Vấn còn thức. Vẫn nguyên ba lô trên lưng, súng khoác vai đội mũ tai bèo, tôi đứng nghiêm trước cửa lán nói to: Báo cáo Đại đội trưởng, tôi - Trạm trưởng quân bưu về truyền lệnh khẩn của Tỉnh đội trưởng. Anh Vấn đang nằm võng bật dậy hỏi: “Đang đấy à? - Vào đây”. Anh bật lửa châm vào ngọn đèn ló (đèn bộ đội tự làm ánh sáng không phát ra ngoài chỉ sáng li ti vì sợ máy bay địch phát hiện), anh đưa tôi một khúc bánh tét bảo ăn đi, tôi cầm nhưng chưa ăn vì đã ăn no ở trạm, anh đưa tôi một bao thuốc lá cotab nói: “Mình mừng tuổi cậu”. Tôi xin và cảm ơn anh.
Sau khi tôi truyền đạt lệnh của Tỉnh đội trưởng, anh Vấn hối hả đứng dậy cuộn võng xếp vào ba lô, miệng anh lẩm bẩm: “Thế là đánh to rồi đấy”. Anh báo động tập trung toàn Đại đội phân công mỗi đồng chí đi một đơn vị truyền lệnh khẩn của Tỉnh đội một cách nhanh nhất. Đoạn anh quay lại phía tôi nói: “Còn đồng chí Trạm trưởng quân bưu khẩn trương về ngay trạm chỉ huy anh em bám sát mọi di chuyển của Sở chỉ huy Sở tỉnh đội”. Tôi báo cáo rõ và lại xé rừng cầm địa bàn tìm hướng chim bay về trạm cùng anh em bám sát mọi di chuyển của chỉ huy sở Tỉnh đội hòa vào cuộc hành quân thần tốc làm rung chuyển cả núi rừng của toàn đơn vị về hướng đồng bằng.
Đúng giờ G pháo lệnh chiến đấu đã nổ, đèn thành phố Nha Trang vụt tắt, sống ở núi rừng lâu ngày đêm ấy đêm giao thừa của miền Nam được tự do đi lại trên đường phố, nghe tiếng pháo đón giao thừa và tiếng súng giòn rã của quân giải phóng tấn công vào sào huyệt của Mỹ - Ngụy, trong người tôi bừng lên rạo rực. Vẫn ba lô trên lưng ôm khẩu AK tôi băng qua mấy dãy phố xông thẳng ra bờ biển Nha Trang tìm đồng chí Tỉnh đội trưởng nhận chỉ thị mới. Ôi! Đêm Nha Trang đẹp làm sao, sóng vỗ bờ biển trời lộng gió. Cho đến lúc này gặp đồng chí Tỉnh đội trưởng tôi mới hiểu được rằng: Không chỉ có Nha Trang mà cả miền Nam đang tiến công cả miền Nam đang nổi dậy thực hiện lời chúc tết của Bác:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta.
Bây giờ ngồi nhớ lại cái đêm giao thừa ấy tôi còn thấy bồi hồi và thầm cảm ơn anh Lê Nguyên Vấn, nếu không có anh chi viện chắc chúng tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao như thế. Cũng chính đêm ấy tôi được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng sớm hơn so với dự kiến của Chi bộ.
Sau tết Mậu Thân năm 1968 quân số thất bát nhiều, đơn vị được lệnh ra Quân khu B3 nhận thêm quân, tôi được phân công ở lại cùng số ít anh em giữ kho vũ khí, kho bắp, kho mì để đơn vị về có lương thực ăn ngay. Nhưng không ngờ nhận quân xong đơn vị được điều ra chiến trường Nam Bộ (B2) theo lệnh của cấp trên. Cũng chính từ đó tôi và số ít anh em ở lại chính thức trở thành quân số của Tỉnh đội, thế là tôi phải xa anh Lê Nguyên Vấn không bao giờ gặp lại anh nữa. Nguyên là Trạm trưởng quân bưu của Trung đoàn phối thuộc tôi trực tiếp được bổ nhiệm làm Trạm trưởng Quân bưu Tỉnh đội Khánh Hòa…
Từ sau năm 1975 đến nay do điều kiện công tác nên nhiều lần tôi được đến Nha Trang thăm chiến trường xưa được gặp số anh em cùng sống chiến đấu với tôi hồi ấy, các anh đều trưởng thành, lập gia đình và sống tại Thành phố Nha Trang như anh Nguyễn Thế Sương lính công binh quê Hải Phòng là Chánh Văn phòng UBND Thành phố, anh Nguyễn Văn Dậu quê Thạch Thất - Hà Tây cùng nhập ngũ với tôi ở Hà Nội là trưởng một đoàn văn công của tỉnh, vợ anh là chị Minh Nguyệt người gốc Nha Trang (họ gặp nhau ở căn cứ) là phát thanh viên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Khánh Hòa, anh Phan Văn Kính quê Nghệ An là phóng viên Thông tấn xã giải phóng, người đã chụp cho tôi một tấm ảnh giải phóng quân vô giá sau tết Mậu Thân 1968. Tấm ảnh đó khi về Bắc tôi đã phóng to treo tại gia đình cho đến bây giờ, tôi nâng niu trân trọng vì đó là kỉ niệm một thời không dễ gì có được. Anh Kính cũng là Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Khánh Hòa. Điều may mắn hơn cả là tôi được gặp lại đồng chí Tỉnh đội trưởng Nguyễn Ngọc Hoanh, cụ đã nghỉ hưu, đang sống hạnh phúc với gia đình và con cháu tại số 27 Lê Quý Đôn, Thành phố Nha Trang. Thủ trưởng, chiến sĩ mấy chục năm mới gặp lại nhau ngồi nhâm nhi chén trà ôn lại những kỉ niệm đã qua, khói thuốc tỏa quanh bao trùm chuyện kháng chiến, chuyện đánh giặc năm xưa và chuyện làm ăn hiện tại. Qua cụ tôi được biết tỉnh Phú Yên đã cho xây dựng tượng đài chiến thắng tại gò Thùy Thùng - Tuy An ghi công Trung đoàn Hưng Đạo chúng tôi.
Ở Nha Trang ít ngày được anh em, bạn bè đưa ra đảo tắm biển, nước biển Nha Trang độ mặn cao quanh năm trong xanh, ở độ sâu vài ba mét vẫn nhìn rõ những viên sỏi lô xô trên mặt cát, tôi có hỏi đồng chí hướng dẫn viên du lịch đây về Gộp Đồng Bò bao xa (Gộp Đồng Bò là nơi ta thường ém quân đánh tập kích vào Nha Trang), đồng chí trả lời: “Có tám cây số thôi chú ơi”.
Ôi! Có tám cây số thôi! Chỉ cách Nha Trang phồn hoa và hiện đại hôm nay có tám cây số hỏi có ai nghĩ rằng ba mươi năm trường kì kháng chiến có biết bao người dân Khánh Hòa và các chiến sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc đã ngã xuống nơi đây. Phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh ấy. Đó là nguyện cầu và trách nhiệm của tất cả chúng ta.
Bất giác tôi nhớ lại anh Lê Nguyên Vấn, nhớ đến câu thơ của nhà thơ Lưu Thanh Hải (đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc năm 1962):
Cười lên nước mắt rưng rưng
Cười lên hoa vẫy giữa rừng cờ bay
Đắng cay mới có hôm nay
Hôm nay có bởi ngàn ngày đấu tranh.
Suốt mấy chục năm, qua các lần đi công tác về Thái Bình quê anh và các tỉnh, tôi có gặp lại số ít anh em cùng vào B2 với anh Vấn hồi ấy, tôi đều hỏi thăm thì ai cũng trả lời: Anh Vấn đã hi sinh trong trận chỉ huy đánh tập kích công đồn tại chiến trường Nam bộ. Và thế là tôi được may mắn hơn anh khi nước nhà thống nhất dưới ánh nắng chan hòa của quê mẹ lại còn được trở về hàn huyên trong khung cảnh đầm ấm mà tưởng trong mơ, còn gì hơn thế nữa, gia đình bè bạn lại được bên nhau nói chuyện tâm tình…
Anh Vấn ơi! Giữa ngày vui hôm nay, trên mảnh đất Nha Trang này em quên anh sao được. Em xin có mấy lời tưởng niệm anh - nhà báo Lê Nguyên Vấn và cầu mong hương hồn anh nằm ở nghĩa trang quê nhà hay vô danh ở đâu kính mong anh coi đây là một nén hương của đứa em thắp lên để nhớ đến anh vì anh em mình đã có nhiều kỉ niệm với nhau của một thời đáng nhớ.
                                                                                      Năm 1997





















Nam Định quê tôi

Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) ngày hội quốc phòng toàn dân năm nay vào giữa lúc Đảng bộ quân dân thành phố Nam Định cùng cả tỉnh vui mừng phấn khởi vừa được Chính phủ quyết định công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại hai.
Đây là dịp để quân dân thành phố Nam Định và những cựu chiến binh ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc ta của quân đội ta và của mỗi chúng ta đã trải qua mấy chục năm chiến tranh cũng như sự trưởng thành đi lên trong hiện tại của thành phố quê mình.
Ngày 22/12/1944, mới đó mà đã hơn nửa thế kỉ, lớp trai tráng tòng quân ngày ấy nay đã thành ông, thành cụ. Loài người tồn tại vĩnh viễn nhưng mỗi con người sinh ra đều phải tuân theo quy luật muôn đời: Sinh - trưởng - lão - tử và mai một đi theo năm tháng. Bởi vậy, ngày nay trên đường phố, trong hội trường hay trong những ngày vui của dân tộc còn ai đó ngực lấp lánh huân huy chương thì ta cũng tự hiểu rằng: Đó không phải là đồ trang sức làm đẹp cho đời mà chính nó đã ghi chiến tích của một thời: “Điện Biên Phủ vời vợi nghìn trùng mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta”. Một thời: “Trường Sơn Đông nắng Tây mưa, ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”. Một thời: “Thuyền ai đó bơi trong lau lách, áo bà ba súng nách tay chèo” mà ở đó những cái chết đã hóa thành bất tử.
Mẹ Việt Nam anh hùng yêu kính của chúng con, dân tộc ta có câu: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, khi Tổ quốc lâm nguy ngăn quân thù phía Nam phía Bắc, các mẹ cũng bốn mùa mưa nắng vai lại gầy gánh gạo nuôi con. Tảo tần gian khổ bữa cháo bữa rau các mẹ chắt chiu cả đời có được cục vàng - cục vàng bằng xương bằng thịt hiến dâng cho Tổ quốc. Có bài ca nào đã hát: “Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ” chưa đủ đâu, ở Việt Nam ta chiến tranh kéo dài ba mươi năm chưa kể chồng, cháu nội, cháu ngoại mới chỉ tính có con dâu, con rể, con trai, con gái có mẹ cũng chín lần tiễn con đi cả chín lần khóc thầm lặng lẽ, các con không về lòng mẹ vẫn lặng im. Xin các mẹ cho chúng con nỗi đau này được khóc, hôn mỗi em thơ, ôm mỗi mẹ già bởi vì hỏi có đâu như mảnh đất này đời ngọt bùi bao muôn nỗi đắng cay. Đớn đau là vậy, qua đi rồi lại rất bao dung, đất nước khải hoàn được mẹ ta nuôi dưỡng dạy bảo, chúng ta khép lại quá khứ, chúng tôi không đối địch với ai, sẵn sàng chìa tay với bạn bè, chúng ta không bài ngoại. Nhưng! Hàng xóm dù tốt đến đâu cũng không thể thay thế được mẹ ta trong tâm hồn sâu thẳm.
Còn hôm nay, đích thực ngày hôm nay, dưới ánh nắng chan hòa của quê mẹ những đứa con ra đi lại được trở về hàn huyên trong khung cảnh đầm ấm mà tưởng trong mơ. Còn gì hơn thế nữa, gia đình bè bạn lại được bên nhau nói chuyện tâm tình lại được nghe tiếng thơ ai văng vẳng xa gần:
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh
Rét nhiều nên ấm nắng hanh
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng
Những cảm nhận đó đâu có thể khoảng khắc mà có được, nó đã phải tích lũy cả đời - cả đời người lính. Chiến tranh đã lùi xa trên hai mươi năm nhưng đến hôm nay cơ thể những chiến binh vẫn đang bị chiến tranh xói mòn - xói mòn đến rung lên - rung lên đến tuyệt vời thành thơ ca nhạc hoa.
Ngày nay, chúng ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm cải tạo một xã hội, rũ sạch cô đơn nghèo khó bần cùng cũng còn gian truân lắm. Thời đại nào cũng xuất phát từ đỉnh điểm con người. Thời đại Hồ Chí Minh đỉnh điểm đó được nhân lên gấp bội. Cho dù hôm nay ta đã khai được những mỏ dầu, mỏ sắt, lái được những con tàu đi khắp đại dương, nhưng vẫn phải luyện những con người đẹp nhất, phải biết căm thù và phải biết yêu thương. Đó là chiến lược con người nhằm phát huy nội lực mà nhiều Nghị quyết Đảng ta đã đề cập.
Thành phố Nam Định được Chính phủ công nhận là đô thị loại hai, là dấu son lịch sử trong những năm cuối của thế kỉ hai mươi. Có được như ngày hôm nay là cả một sự hi sinh mất mát của ngày hôm qua. Kháng chiến chống Pháp, thành phố Nam Định đã một lần tiêu thổ kháng chiến, kháng chiến chống Mỹ lại một lần đổ nát hoang tàn, hàng vạn người con của Nam Ðịnh gửi ra khắp các chiến trường và có biết bao đồng chí ra đi mãi mãi không về, nhiều đồng chí đã anh dũng chiến đấu hi sinh ngay trên mảnh đất thành Nam của mình, chưa nói đến sáng ngăn bão dông, chiều ngăn nắng lửa bởi thiên tai gây ra.
Từ sau năm 1975 đến nay, có thể nói Nam Định lại gần như giữa đống tro tàn tay ta nhóm lửa, để hôm nay con cháu ta có trường học khang trang, điện lại sáng bừng lên mỗi xóm phố, mọi nhà. Bệnh viện, đường phố, thôn xóm, công viên, cầu cống và biết bao công trình phúc lợi công cộng khác được sửa sang xây cất. Chợ Rồng được nâng cấp ngày đêm tấp nập bán mua, đang từng bước vươn lên xứng đáng là Trung tâm Thương mại của tỉnh, bến Đò Quan vĩnh viễn không còn cảnh bồng bềnh đò ngang, đò dọc vẫy nón gọi sang sông. Cột cờ Nam Định sau nhiều năm vắng bóng do chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ nay lại hiên ngang tung bay trước gió.
Lịch sử thành phố Nam Định đã sang trang, trong mỗi chúng ta hôm nay cho dù còn trăn trở, còn khó khăn, còn lo toan trăm mối nhiều bề nhưng với một thành phố đã từng gan góc dạn dày với những người dân văn hiến biết phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chúng ta sẽ không bao giờ thiếu lửa, thiếu lòng, thiếu quyết tâm xây dựng thành phố mình ngày một khang trang hơn, giữ cho thôn xóm, đường phố sạch - xanh - sáng - đẹp, xây dựng xóm phố bình yên gia đình hòa thuận, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và còn biết bao việc khác nữa phải làm. Chúng ta nguyện làm những gì có thể làm được trong những năm cuối của thế kỉ hai mươi chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ hai mươi mốt. Xây dựng thành phố Nam Định luôn luôn xứng đáng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - khoa học kĩ thuật của tỉnh Nam Định, góp phần cùng cả dân tộc xây dựng đất nước ta đàng hoàng to đẹp hơn lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
                                                                   12/1998












Tận tâm với công việc
           

  Với tác phong quần chúng, thái độ hòa nhã, chân thành, anh luôn được nhân dân tin yêu, tập thể tín nhiệm. Qua sáu kì đại hội, Chi bộ văn phòng bầu anh làm Bí thư.
   Năm 1959, khi mới 15 tuổi, Trần Văn Đang từ biệt quê nhà (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) ra Hà Nội học nghề cơ khí. Đến tháng 10 năm 1963, anh lên đường nhập ngũ rồi tham gia chiến đấu, phục vụ tai chiến trường Trung Nam bộ cho đến năm 1970. Từ trong khói lửa chiến tranh, anh vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng, là Trưởng trạm Quân bưu, thuộc Tỉnh đội Khánh Hòa. Là thương binh hạng 4/4, cuối năm 1970, anh được ra miền Bắc an dưỡng rồi chuyển ngành.
Trải qua nhiều cương vị công tác, từ tháng 8 năm 1988 anh là Chánh Văn phòng UBND Thành phố Nam Định. Từ đó đến nay, anh luôn gắn bó tận tâm với công việc văn phòng. Miệng nói, tay làm không nề hà bất cứ một việc gì. Vì lẽ đó, anh đã quy tụ được mọi người trong cơ quan thành một khối đoàn kết, thống nhất. Mặc dù cơ quan văn phòng có nhiều mối quan hệ, nhiều việc phải làm nhưng tất cả đều được anh điều hành giải quyết đến nơi đến chốn, kể cả những việc đột xuất. Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ tái phát, anh âm thầm chịu đựng, gắng gượng làm việc chung hưởng công việc chung. Những ai có việc cần, đều được anh tiếp đón nhiệt tình giải quyết nhanh gọn. Những việc không thuộc thẩm quyền anh nhanh chóng trình lên các đồng chí lãnh đạo xin ý kiến kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân…
ĐẶNG NGỌC OANH














MỤC LỤC

Tặng người ngâm thơ Nguyễn Bính
Viếng mộ Tú Xương
Nhớ Nha Trang
Mẹ tôi
Quê hương
Mùa thu của tôi
Bài thơ gửi về đơn vị
Kí ức mùa thu
Gần xa
Biết rằng nó hại trăm đường

Tâm tình người lính trước thềm thế kỉ XXI
Một thời đáng nhớ
Nam Định quê tôi
Tận tâm với công việc (ĐẶNG NGỌC OANH)



Một thời đáng nhớ
 thơ - văn
TRẦN VĂN ĐANG
       -----***-----

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
175 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 0437367087 - 0983612481
Fax:?0438515381
Website: nxblaodong.com.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:
LÊ HUY HÒA
Biên tập
TẠ THU HÀ

Vẽ bìa:
XUÂN THIÊN
Trình bày:
THIÊN THI
Vi tính:
DIỆU HUYỀN
Sửa bản in:
TÁC GIẢ

Liên kết xuất bản:
HẢI THI THƯ QUÁN


--------------------------------------
In 1000 cuốn, khổ 13x19cm tại
Đăng ký KHXB số:
Theo quyết định của NXB Lao động số:
In xong và nộp lưu chiểu quý 4 năm 2012.

 GIÁ: 55.000 ĐỒNG